DUNG MÔI N-BUTANOL

Liên hệ
Dung Môi Công Nghiệp N-BUTANOL Số Cas: 71-36-3 Công thức phân tử hoá học được biết: CH3(CH2)3OH  Các tên gọi khác: Dung môi Butalcohol, hoá chất Butanol, các hợp chất gốc Butyl,...   1. MÔ TẢ HOÁ CHẤT Dung môi N-Butanol được biết đến là một loại rượu mạch, một chất hoá học hoạt động không ổn định, là dung môi tồn tại ở dạng chất lỏng và có mùi rượu mạnh; nhiệt độ sôi ở mức 118 oC, ở điều kiện thông thường có khả năng trộn với nước. Hoá chất n-butanol còn được dùng để bào mòn một số loại cao su và nhựa tổng hợp trong công nghiệp. Về khâu sản xuất thì dung môi N-Butanol có thể trộn lẫn với nhiều loại dung...

Dung Môi Công Nghiệp N-BUTANOL

Số Cas: 71-36-3
Công thức phân tử hoá học được biết: CH3(CH2)3OH 
Các tên gọi khác: Dung môi Butalcohol, hoá chất Butanol, các hợp chất gốc Butyl,...

 

1. MÔ TẢ HOÁ CHẤT
Dung môi N-Butanol được biết đến là một loại rượu mạch, một chất hoá học hoạt động không ổn định, là dung môi tồn tại ở dạng chất lỏng và có mùi rượu mạnh; nhiệt độ sôi ở mức 118 oC, ở điều kiện thông thường có khả năng trộn với nước. Hoá chất n-butanol còn được dùng để bào mòn một số loại cao su và nhựa tổng hợp trong công nghiệp. Về khâu sản xuất thì dung môi N-Butanol có thể trộn lẫn với nhiều loại dung môi hữu cơ, trong hoá học thì dung môi này được xem là không phù hợp với các loại hoá chất oxi hóa mạnh. Khi phát cháy thì hoá chất này tạo ra một ngọn lửa mạnh. Hiện nay, dung môi này được dùng làm nguyên liệu chính và đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng, chất trung gian sản xuất cho một số ngành điều chế ra các chất hữu cơ khác. Một số sản phẩm có sự góp mặt của dung mô nàu có thể kể đến như Butyl acrylate và methacrylate, ete glycol,.... Theo như các con số đã được thu thập, có đến hơn 70% các loại sơn ngoài trời và 84.9% sơn nội thất có chứa các phân tử n-butanol. Hoá chất này kèm theo các đồng phân của nó ngày càng trở nên quan trọng trong nền công nghiệp sản xuất. 
 
Sau quá trình phản ứng lên men giữa đường và carbohydratecarbohydrate
Dung môi N-Butanol xuất hiện hoàn toàn tự nhiên như một sản phẩm phụ của quá trình này, hiện nay có thể tìm thấy nó trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống bày bán trên thị trường. Trong một số loại đồ hợp, rượu, các loại kem và bánh kẹo cũng có một lượng nhỏ chất này vì nó cũng là một hương liệu nhân tạo được phép sử dụng ở Hoa Kỳ.
 
Vào năm 1997, thống kê thu được sản lượng sản xuất dung môi n-butanol lên đến 784.000 tấn tại Mỹ; ở Tây Âu con số thu được là 575.000 tấn; ngoài ra ở Nhật Bản cũng là một con số không nhỏ lên đến 225.000 tấn
 

2. TÍNH CHẤT LÝ HOÁ
Ngoại quan: Ở điều kiện thường thì dung môi này tồn tại ở dạng chất lỏng không có màu sắc 
Nhiệt độ nóng chảy đo được là -89,79 ° C (-129,6 ° F; 183,3 K) 
Nhiệt độ sôi định mức 117,69 ° C (243,9 ° F; 390,8 K) 
Khả năng hoà tan trong nước ở 25 ° C 73 g L-1  
Có thể pha trộn với các loại dung môi khác như ethanol, ethyl ether 
Độ axít đo được ở dạng nguyên chất (pKa) 16,10 
Chỉ số khúc xạ đo được ở 20 ° C là (nD) 1,3993
Độ nhớt của dung môi 2,544 cP
Mật độ tương đối của hoá chất: 0,809 - 0,811 g / cm 3 
Áp suất hơi đo được ở 20 ° C: 0.56 kPa 
Tỷ lệ hoà tan trong nước ở 20 ° C: 77 g / l
Ngưỡng mùi: 15 ppm (trung bình) 
Độ Flashpoint ở 37 ° C: 98 ° F 

 

3. SẢN XUẤT ĐIỀU CHẾ
Sau quá trình lên men giữa đường và các gốc carbohydrate, dung môi N-butanol xuất hiện hoàn toàn tự nhiên như một sản phẩm phụ của quá trình này. Ngoài ra trong quá trình sản xuất công nghiệp thì dung môi này có thể được sản xuất từ các gốc propylene sau quá trình oxo dưới sự góp mặt của chất xúc tác Rhodium. Sau quá trình này thì butyraldehde được tạo ra và đây là nguyên liệu chính để sản xuất ra n-butanol. 
 

4. ỨNG DỤNG CỦA DUNG MÔI N-BUTANOL
Trong các quá trình sản xuất điều chế thì dung môi N-butanol được dùng để pha loãng sơn các loại và một số nguồn dung môi khác. 
Dung môi trong của các hợp chất polyolefin, nguyên liệu chính cho quá trình tráng nhựa Alkyd 
Trung gian trong sản xuất hóa chất khác, este của thuốc diệt cỏ, dược phẩm, thuốc thú y 
Dùng làm dung môi thành phần trong khâu sản xuất các loại hàng dệt may 
Dùng trong các quá trình sản xuất ra các loại kính an toàn, chất lỏng thuỷ lực, chất tẩy rửa 
Là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thuốc kháng sinh, các loại vitamin và một số chất kích thích tố 
Hàng may mặc sản xuất từ polyvinyl butyral vải bọc 
Trong công nghiệp xây dựng được dùng làm phụ gia xi măng để tăng độ mịn 
Nhựa melamine formaldehyde. 
 

5. BẢO QUẢN
Vì là một hoá chất dễ cháy nên cần lưu ý tránh lưu trữ dung môi N-butanol dưới ánh sáng mặt trời, gần nguồn nhiệt độ cao và ngọn lửa, tốt nhất nên đựng trong các bình chứachứa bằng nhôm, nhựa, carbon hoặc thép không gỉ. Để nơi khô ráo, thoáng mát.
 

6. CẢNH BÁO
Theo như các con số thống kê thu được thì Hóa chất N-Butanol được coi là một hóa chất độc hại nguy hiểm cần tránh.
Hơi
dung môi N-butanol ở nồng độ cao sẽ có khả năng gây kích ứng lên da và mắt, chóng mặt và nhức đầu, trường hợp nặng hơn có thể gây ngất xỉu.

Nội dung hướng dẫn viết ở đây