1.Cồn dược dụng là gì?
Cồn y tế thường sử dụng có tên hóa học được biết là Ethanol, ngoài ra nó còn có thể được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, một số nơi còn có tên gọi thường gặp đó chính là rượu ngũ cốc hay cồn, hoá chất này chính là một loại hợp chất hữu cơ, đây là một hoá chất nằm trong dãy đồng đẳng của hợp chất rượu metylic.
Hiện nay dung môi Cồn dược dụng hay còn có thể gọi với tên gọi khác là Cồn y tế: Đó chính là một loại cồn thường được sử dụng để làm chất khử trùng trong y tế ngoài ra thì nó còn có thể dùng như một chất tẩy uế và một hợp chất dùng để giải độc.
Trong y tế, dung môi cồn này còn có thể được dùng để khử trùng vết thương trước khi tiến hành phẫu thuật cắt ghép.
Dung môi cồn sát khuẩn ngày càng trở nên khan hiếm hàng do nhu cầu tăng cao
Ngoài ra thì trong đời sống hiện nay thì dung môi cồn còn có thể được sử dụng trong quá trình khử trùng trên da của bệnh nhân và dùng để diệt khuẩn trên tay của các nhà chăm sóc sức khỏe.
2.Công thức hóa học:
C2H6O hoặc C2H5OH
3.Phân Loại:
Cồn thực phẩm 96%, 90%,80%,70%…
4.Tính chất:
Trong suốt, có mùi đặc trưng, tan vô hạn trong nước, rất dễ cháy, khi cháy có ngọn lửa màu xanh và không có khói.
Có tính sát khuẩn cao.
Trọng lượng phân tử của dung môi này đo được là: 46 g/mol.
5.Điều chế dung môi Ethanol trong đời sống
1)Phương pháp sản xuất từ công nghiệp hóa dầu:
Trong công nghiệp Cồn y tế được tổng hợp và sản xuất bằng cả quá trình công nghiệp hóa dầu thông qua quy trình sản xuất của công nghệ hydrat hóa dung môi công nghiệp ethylene. Trong nền công nghiệp sản xuất thì dung môi công nghiệp Etanol còn có thể được sử dụng như là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất và bên cạnh đó trong các biện pháp sản xuất ở quy mô thông thường thì Cồn y tế này còn có thể được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, phương pháp sản xuất chủ yếu của quá trình này đó là thông qua phương pháp hyđrat hóa hợp chất êtylen bằng các chất xúc tác axít, phản ứng này được trình bày theo quy trình hóa học sau.
Tính sát khuẩn mạnh đang khiến dung môi Ethanol trở nên khan hiếm trong mùa dịch corona
Cho etilen kết hợp với nước trong môi trường nước nhiệt độ ở mức 300 độ C, áp suất đo được ở mức 70-80 atm với chất xúc tác thêm vào quá trình phản ứng này là axit wolframic hoặc hoá chất axit phosphoric:
H2C=CH2 + H2O → CH3CH2OH
Trong quá trình phản ứng này các hợp chất xúc tác thường được thêm vào đó là axít phốtphoric, các chất xúc tác này sau quá trình sẽ được thu lại bằng cách thêm vào các chất như than củi và các loại đất chứa tảo cát để hút bám bởi các chất này có độ xốp cao, vào những năm công nghiệp phát triển thời kì 1947, công ty dầu mỏ Shell đã sử dụng các chất xúc tác này lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất Cồn y tế trên quy mô lớn ở mức độ công nghiệp. Trên thị trường sản xuất và tiêu thụ hiện nay đối với các loại chất xúc tác rắn trong các quá trình phản ứng, các nguồn chất xúc tác rắn thường gặp đa số là các loại ôxít kim loại khác nhau, một số loại chất trong đó cũng được đề cập tới rất nhiều trong các sách vở hóa học.
Trong công nghệ cũ, lần đầu tiên được tiến hành ở mức độ công nghiệp vào năm 1930 bởi Union Carbide, nhưng ngày nay gần như đã bị loại bỏ thì êtylen đầu tiên được hyđrat hóa gián tiếp bằng phản ứng của nó với axít sulfuric đậm đặc để tạo ra êtyl sulfat, sau đó chất này được thủy phân để tạo thành etanol và tái tạo axít sulfuric:
H2C=CH2 + H2SO4 → CH3CH2OSO3H
CH3CH2OSO3H + H2O → CH3CH2OH + H2SO4
Công nghệ sản xuất cồn tinh chế
2)Phương pháp sinh học:
phương pháp sinh học bằng cách lên men đường hay ngũ cốc với men rượu: mía mật, tinh bột như sắn, ngô, gạo… và chưng cất tạo thành cồn.
Một số loại Cồn y tế cũng có thể được sử dụng trong các loại đồ uống có chứa cồn cũng như phần lớn việc sử dụng dung môi etanol để sử dụng làm nhiên liệu trong các quá trình sản xuất, nguồn dung môi cung cấp cho các quá trình này được sản xuất chủ yếu bằng cách lên men: trong quá trình sản xuất rượu thì có một số loài men rượu nhất định (hợp chất quan trọng nhất cần phải có trong quá trình này đó chính là Saccharomyces cerevisiae) các loại men này có thể được chuyển hóa thành đường trong điều kiện phản ứng không có ôxy (gọi là quá trình phản ứng trong môi trường yếm khí), quá trình này có thể sản xuất ra Cồn y tế và có phát sinh ra khí cacbon điôxít CO2. Quá trình phản ứng hóa học này có thể viết gọn dưới dạng như sau:
C6H12O6 → 2 CH3CH2OH + 2 CO2
Ủ rượu là tên gọi của quá trình nuôi cấy men rượu. Trong môi trường có khoảng 20% rượu thì các men rượu có thể được phát triển tốt. Tuy nhiên, một vấn đề mà người ủ rượu cần phải biết đó là nhờ vào quá trình chưng cất thì nồng độ của rượu có thể tăng lên.
Một hầm ủ rượu ở Nhật Bản
6.Ứng dụng:
Được sử dụng rộng rãi trong ngành dược, sử dụng trong sản xuất thuốc
Cồn y tế cũng có thể được sử dụng để làm sạch các khu vực khác.
Chúng có thể được sử dụng trong nước súc miệng.
Khi dùng qua đường miệng hoặc tiêm vào tĩnh mạch, cồn có nhiệm vụ điều trị nhiễm độc methanol hoặc ethylene glycol khi không có fomepizole.
Sát khuẩn vết thương, sát trùng dụng cụ y tế….
7.Bảo quản cồn y tế:
Trong công nghiệp, các loại vật liệu chuyên dụng được dùng để cất trữ Cồn thường gặp đó là: thép không rỉ, sợi thủy tinh, nhựa, các hợp chất epoxy.
Bảo quản dung môi này ở nơi khô ráo thoáng mát, vị trí kho cần đặt tránh xa các nguồn nhiệt cao để đảm bảo an toàn.
Khi xảy ra các sự cố về cháy nổ cần dùng bột, các loại hóa chất khô, dùng bình phun bọt CO2, phun sương mù. Cần lưu ý tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy cho đám cháy có nguồn gốc từ etanol.
Bảo quản dung môi hoá chất công nghiệp trong điều kiện an toàn phòng ngừa cháy nổ
8.Những điều nên lưu ý về cồn:
Cồn y tế và các hỗn hợp dung môi của nó với nước với nồng độ etanol có trên 50% được biết đến là những chất có khả năng cao sẽ dễ dàng bắt lửa và bùng cháy trong môi trường tự nhiên.
Khi nồng độ cồn trong máu đạt mức từ 0.4%, Cồn y tế sẽ có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, với những thông tin được biết thì dung môi etanol này không phải là một chất hoá học có độc tính cao.
Các hợp chất có nồng độ ethanol trong dung dịch thậm chí thấp hơn 0,1% cũng có thể dẫn đến tình trạng say, ở mức cao hơn từ 0,3-0,4% có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.
CTY TNHH HÓA CHẤT THIÊN PHƯỚC
Địa chỉ: 25/12D Nguyễn Hậu, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. HCM
Website: dungmoihoachat.com
Hotline: 0908 376 179 Ms Phước Nhi
Email: kinhdoanhthienphuoc@gmail.com