Những điều cần biết về chất bảo quản Natri Benzoat (Phần 1)

Viết bởi Ánh, Ngày 29/06/2016
Những điều cần biết về chất bảo quản Natri Benzoat (Phần 1)

Những điều cần biết về chất bảo quản Natri Benzoat

Gần đây, Một số phương tiện truyền thông đã đưa ra thông tin gây hoang mng dư luận đó là vụ việc cháo “dinh dưỡng” có sử dụng chất bảo quản là Natri Benzoat hoặc có thể chất này dùng để bảo quản nguyên liệu để nấu cháo.

Và những bài báo này cũng không cung cấp thông tin rõ ràng về Natri Benzoat, và người đọc nghiễm nhiên mặc định đây là một loại hóa chất độc hại gây ra ngộ độc, rối loạn thần kinh, và có nguy cơ gây ra ung thư !

Chính vì vậy, Dung môi hóa chất Thiên Phước muốn giới thiệu đến bạn, thông tin cần nắm về chất bảo quản Sod. Benzoate.

 

Natri Benzoat, có CTHH là C6H5COONa, đây là một dạng muối từ axit benzoic, tồn tại dưới dạng tinh thể bột trắng, không có mùi, tan rất tốt trong nước. Natri Benzoat nằm trong danh sách 29 chất phụ gia thực phẩm được sử dụng.

 

Sodium benzoate là một chất bảo quản rất phổ biến vì những tính chất như diệt khuẩn và các loại nấm mốc, Có thể dễ dàng tìm thấy chất bảo quản này trong thông tin thành phần trên bao bì các loại bánh kẹo, nước giải khát, nước trái cây, mứt, và các loại nước xốt, soup thịt, cà phê, ngũ cốc, sản phẩm từ thịt động vật, thủy hải sản, và cả gia vị, nước chấm… Ngoài ra Natri Benzoat còn xuất hiện trong các loại hóa mỹ phẩm, kem đánh răng, dược phẩm (với Ký hiệu là E211 ). Tổ chức quản lý độc chất quốc tế qui ước đặc tính gây độc của Sodium benzoate được phân loại “không có khả năng gây ung thư”, mà thuộc nhóm “cần lưu ý đối với một số người” vì nó có thể không phù hợp với một số người và gây ra dị ứng cho những người nhạy cảm với hóa chất, điều mà bột ngọt, đường lactose, hay sunfit cũng gặp phải...

Trong tự nhiên, chất này có thể tìm thấy trong các loại trái cây như nho, táo, đào, mận, việt quất, quế dưới dạng axit xinamic, chất đồng chuyển hóa của axit benzoic , nhóm cây bách, cây đinh hương ,….với hàm lượng từ 10 - 20 mg/kg.

Tại Việt Nam cũng tương tự, tiêu chuẩn Natri Benzoat với vai trò chất bảo quản thực phẩm được quy định hàm lượng dưới 0,05% hoặc dưới 0,2% theo trọng lượng sản phẩm và tùy loại sản phẩm.

Trong suốt một thập kỷ qua, đã có nhiều cuộc nghiên cứu, tranh luận về độc tính của chất này. Tuy nhiên các cơ quan chức năng có liên quan như Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA), Tổ chức y tế thế giới, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm (Codex alimentarus), vẫn đồng ý cho chất này được sử dụng như chất phụ gia thực phẩm.

Cơ sở để liệt Sodium benzoate vào danh sách chất bảo quản thực phẩm dựa trên các kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

Sau đây là các công trình thí nghiệm quan trọng: Thực nghiệm trên chuột với khẩu phần ăn có hàm lượng 1%, sau 4 thế hệ, không thấy có dấu hiệu bất thường về khả năng tăng trưởng, sinh sản, tiết sữa và không có sự tổn thương cho các cơ quan nội tạng. Thực nghiệm trên mèo, cho thấy liều gây chết 50% (LD 50) là 1940 mg/kg thể trọng. Thậm chí nguồn nước uống có pha 2% Sodium benzoate cho súc vật uống trong 3 tháng vẫn an tòan! Các thực nghiệm lâu dài cũng chưa chứng minh khả năng ung thư như một số giả thiết trước đây cho rằng khi benzoic acid trong môi trường acid có pH < 4 ( chẳng hạn Ascorbic acid ) có khả năng tạo ra chất Benzen- tác nhân gây ung thư! Qua nhiều công trình nghiên cứu đã phản bác lại ý kiến trên (Về nguyên lý phản ứng hóa học xảy ra phải hội đủ các yếu tố về điều kiện xúc tác, điều kiện nhiệt độ, pH, bức xạ ánh sáng….). Vào năm 2006 cơ quan quản lý thực phẩm Anh quốc đã tiến hành kiểm tra trên 150 lô nước giải khát có thành phần vitamine C (Ascorbic acid) và có chất bảo quản Sodium benzoate; kết quả cho thấy 112 số mẫu không phát hiện có chất Benzen, 38 mẫu có hiện diện chất này với hàm lượng rất thấp, từ 1 – 10 ppb (10 phần tỷ). Tại Việt Nam, vài năm trước đây, TS Diệp Ngọc Sương, Hội hóa học TP Hồ Chí Minh và Cộng tác viên đã có đề tài khảo sát các sản phẩm nước ngọt. Kết quả cho thấy phần lớn các mẫu nghiệm không phát hiện có chất Benzen như dư luận cảnh báo, chỉ có một vài trường hợp ghi nhận lô hàng bị nhiễm benzen ở mức độ nhẹ (do ảnh hưởng của khâu bảo quản hoặc bị ảnh hưởng bởi ánh nắng ?), nhưng dưới mức tiêu chuẩn cho phép của benzen trong nước uống (10 mcg/lít theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới). Thực tế từ năm 2004, trước “sức ép” dư luận TCYTTG cũng đã cảnh báo về việc thận trọng sử dụng chất này trong nước ngọt và khuyến cáo hạn chế sử dụng (nhưng không có lệnh cấm triệt để), với lý do chất này có thể là yếu tố góp phần gây dị ứng và mắc hội chứng ADHD- tăng tính hiếu động thái quá ở trẻ em, nếu dùng quá liều hoặc sử dụng thường xuyên.

Xem thêm thông tin chi tiết về sản phẩm tại website : http://dungmoihoachat.com/sodium-benzoate-natri-benzoat

-------------------------------------------------------------------

THIÊN PHƯỚC GROUP chuyên cung ứng HÓA CHẤT DUNG MÔI

Giá rẻ - chất lượng uy tín nhất thị trường Miền Nam

Gọi ngay Mr. Ánh: 0913 716 139 - 08 62 678 168

EMAIL: kinhdoanhthienphuoc@gmail.com

Địa chỉ: 42/15 Trần Hưng Đạo, P.Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú

Sản Phẩm Thuộc Thiên Phước Group

-------------------------------------------------------------------

Xem tiếp phần 2